mo-hinh-in-offset

In offset là gì? Quy trình in offset diễn ra như thế nào?

Kỹ thuật in offset đang là kỹ thuật in hiện đại được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Vậy như thế nào là kỹ thuật in offset và quy trình in offset diễn ra như thế nào? Cùng Công ty In Phú Sỹ tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

>>> Những điều cần chú ý khi sử dụng công nghệ in offset
>>> Công ty In Phú Sỹ – In bản tin, Newsletter chuyên nghiệp
>>> Công ty In Phú Sỹ – In Sách báo, tạp chí chuyên nghiệp

san-pham-in-offset

Sản phẩm in offset

Tìm hiểu công nghệ in offset
1.      In offset là gì?
In offset là một kỹ thuật in ấn trong đó, các hình ảnh dính mực in được ép lên các tấm cao su (còn gọi là các tấm offset) trước rồi mới ép từ miếng cao su này lên giấy. Khi sử dụng với in thạch bản, kỹ thuật này tránh được việc làm nước bị dính lên giấy theo mực in.

2.      Ưu điểm của kỹ thuật in offset
Các ưu điểm của kỹ thuật in này là:
– Chất lượng hình ảnh cao – nét và sạch hơn in trực tiếp từ bản in lên giấy vì miếng cao su áp đều lên bề mặt cần in
– Khả năng ứng dụng in ấn lên nhiều bề mặt, kể cả bề mặt không phẳng (như gỗ, vải, kim loại, da, giấy thô nhám).
– Việc chế tạo các bản in dễ dàng hơn.
– Các bản in có tuổi thọ lâu hơn – vì không phải trực tiếp tiếp xúc với bề mặt cần in.

mo-hinh-in-offset

Mô phỏng quy trình in offset

3.      Quy trình in offset:
In offset là quy trình in gián tiếp được chia làm 3 giai đoạn cơ bản:
– Chà ẩm và chà mực lên khuôn in.
– Mực được truyền từ khuôn in lên bề mặt tấm cao su.
– Kết thúc mực truyền từ bề mặt cao su sang bề mặt giấy in.

Các bước in offset:
Bước 1: Thiết kế chế bản: Tạo ra đối tượng cần in trên máy tính.
Bước 2: Output Film
Chế bản xong thì xuất để outfilm, đối với các tờ rơi có hình ảnh, Film sẽ được out thành bốn tấm đại diện cho bốn lớp mầu C (Cyan), M (Magenta), Y (Yellow), K (Black). Tới đây ta đề cập một chút về vấn đề mầu sắc trong in Opset:
Bước 3: Phơi bản kẽm:
Khi đã có 4 tấm phim, người ta đem phơi từng tấm một lên bản kẽm, đến đây ta đã có trong tay 4 bản kẽm đại diện cho 4 mầu C, M, Y, K để bước sang phần in.
Bước 4: In Opset:
Người ta sẽ tiến hành in từng màu một, in màu gì trước, màu gì sau không quan trọng hoặc tùy vào kinh nghiệm của người thợ in. Đầu tiên, người ta sẽ lựa chọn một trong 4 kẽm màu đó để lắp lên quả lô máy in Opset, ở phần vào mực của máy người ta cũng sẽ cho loại mực tương ứng (ví dụ bản kẽm mầu C (Cyan) thì người ta cũng cho mực C và tiến hành in, Quả lô quay qua tờ giấy sẽ đập phần tử in xuống tờ giấy in, sau khi chạy xong hết số lượng định in, người ta tháo kẽm ra, vệ sinh hết mực cũ, lắp kẽm mới vào, ví dụ mầu vừa in xong là mầu C (cyan) thì giờ sẽ lắp kẽm Y (Yellow) vào, phần vào mực sẽ cho mực Y (vàng), cho giấy đã in một mầu kia vào và lại tiếp tục quy trình cũ….
Cứ thế tuần tự cho đến khi hết cả bốn mầu, bốn mầu đó chồng lên nhau sẽ cho ra bản in cuối cùng. Trong quá trình in như vậy, với mỗi màu, người ta sẽ phải chạy thử khoảng 50 bản cho màu thật ổn định. Tổng cộng cả quá trình vào khoảng 200 bản chạy thử. Chính vì vậy, khi in offset, người ta phải tính dư giấy ra khoảng 200 tờ in (gọi là bù hao giấy)

mo-phong-in-offset

Mô phỏng in offset

Bước 5: Gia công sau in:
Cán láng: Cán láng là cán lớp màng mỏng lên bề mặt của tờ rơi sau khi in, cán láng sẽ tạo ra cho tờ rơi sự mịn của giấy khiến cho hình ảnh cũng trở nên đẹp hơn.
Có 2 kiểu cán láng: cán mờ và cán bóng: Cán mờ sẽ tạo ra bề mặt mịn và mềm còn Cán bóng sẽ cho bề mặt bóng hẳn lên.
Cán láng chỉ là một trang sức sau khi in, không bắt buộc, khách hàng có thể lựa chọn hoặc không là tuỳ.
Xén: Thông thường khi in người ta sẽ để tờ giấy to (phù hợp với khổ máy) để in; Sau khi in xong sẽ sử dụng máy xén để xén thành phẩm.

4.      Đặc điểm cơ bản của công nghệ in offset
Công nghệ in offset có những đặc điểm cơ bản sau:
– Phần tử in và không in hầu như cùng nằm trên một mặt phẳng.
– Do tính chất hóa lý phần tử in bắt mực đẩy nước và phần tử không in bắt nước đẩy mực.

5.      Thành phần chính của máy in offset
Máy in Offset thường được nhập khẩu từ các nước Đức, Mỹ, Nhật…như: Komori, Heidelberg, Sakurai Oliver, Shinohara, Fuji, Hamada, Ryobi, Itoh, Nagai, Sugiyama, Katsuda Friend Hop, Yanagida, Shoei, Horizon, Stahl, Polar, Schneider, Wohlenberg, Uchida, Roland ….
Máy in gồm 3 cụm chính: cụm chuyển giấy trắng, cụm ép in, cụm vận chuyển tờ in ra bàn nhận sản phẩm.
Một đơn vị của thiết bị in gồm 3 bộ phận chính:
– Trục ống mang khuôn (gọi là trục ống bản)
– Trục ống mang tấm cao su ( còn gọi là ống offset)
– Trục ống in, hệ thống lô truyền ẩm và hệ thống lô truyền mực.

Kỹ thuật in offset cho ra đời những sản phẩm có chất lượng cao, hình ảnh sắc nét nên rất thích hợp với việc sản xuất các sản phẩm in trên nền giấy như: sách báo tạp chí, catalogue, tài liệu quảng cáo tiếp thị, các ấn phẩm cần thiết cho doanh nghiệp…Sản phẩm in có thể một màu hoặc nhiều màu với kích thước khác nhau tùy theo yêu cầu của khách hàng. Đó là lý do công nghệ in offset trở thành công nghệ được ưa chuộng nhất hiện nay.

Liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ miễn phí mọi vấn để về in ấn.
Mọi chi tiết xin vui long liên hệ
CÔNG TY IN PHÚ SỸ
Địa chỉ: 103 Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội
ĐT: 04.3562 6622 | 04.6675 9495
Fax: 04.3562 6622
Mobile: 098 333 9900
http://inphusy.vn

may-in-sieu-toc

Bí quyết để có bản in đẹp trên máy in siêu tốc

Máy in siêu tốc ngày càng được sử dụng nhiều bởi những tính năng tiện dụng của nó. Tuy nhiên, bởi tốc độ in của nó quá nhanh nên không phải bản in nào cũng đẹp màu và sắc nét. Vậy làm thế nào để có bản in đẹp trên máy in siêu tốc? Cùng Công ty in Phú Sỹ tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

>>> Công ty In Phú Sỹ – In Flexo chuyên nghiệp
>>> Công ty In Phú Sỹ – In Poster chuyên nghiệp
>>> Công ty In Phú Sỹ – In Sách báo, tạp chí chuyên nghiệp

 

may-in-sieu-toc

Máy in siêu tốc

Bí quyết để có bản in đẹp trên máy in siêu tốc

1.      Bản in gốc hoặc file gốc trên máy tính

Để có được bản in đẹp thì việc quan trọng là phải có file gốc chất lượng, chuẩn chỉnh. Hãy lựa chọn những hình ảnh sắc nét khi in hoặc sử dụng các phần mềm làm tăng chất lượng ảnh khi cần thiết để có được những bản in đẹp.

2.      Máy in

Giá cả máy in phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như hãng sản xuất, độ phân giải, kích thước vùng in, card in và nhiều yếu tố khác nữa. Tuy nhiên, khi lựa chọn máy in, để có được bản in đẹp bạn cần lưu ý đến độ phân giải của máy và card in vi tính.
Độ phân giải của máy in : được thể hiện qua khả năng đốt của đầu nhiệt TPH (Temple head). Độ phân giải của một số máy gồm: 300×300 dpi, 300×400 dpi, 300×600 dpi, 400×400 dpi, và 600×600 dpi.
Độ phân gải dpi (dots per inch) là số chấm mực phân bổ trên 1 inch (25,4mm) chiều dài. Ví dụ độ phân giải là 600×600 dpi có nghĩa là trên một ô hình vuông có cạnh là 25,4mm sẽ có 600×600 = 360.000 chấm mực phủ lên bề mặt đó .
Card in vi tính là ngõ giao tiếp giữa máy tính và máy in, qua đó dữ liệu sẽ được truyền trực tiếp từ máy tính qua máy in mà không phải qua một thiết bị trung gian nào cả .

3.       Mực máy in

Mực máy in là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu quyết định chất lượng bản in. Khi lựa chọn mực máy in siêu tốc, bạn cần chú ý những yếu tố sau để có được bản in đẹp nhất:
Khi in ra giấy phải nhanh khô nhưng để trong drum phải thật chậm khô. (không nghẹt lưới).
Độ nhờn và độ bóng phải đúng chuẩn có thể thấm dể dàng qua master – đặc quá mực sẽ không thấm qua master được, loãng quá mực sẽ xuống nhiều và làm nhòe nét in.
Mực phải có độ bám tốt trên bề mặt bóng láng nếu không trục tán không tán mực được gây ra hiện tượng in bị thiếu mực xuống giấy nhưng mực lại tràn ở bên trên.
Tỷ trọng của mực tương đương với tỷ trọng của nước nghĩa là một bình mực 600ml (VT600 , JP12 ..) phải được cân nặng 0,6kg, nếu nhẹ hơn 0,6Kg là hộp mực bị thiếu thể tích.

4.       Master

Master là một khuôn mẫu, là một cửa ngỏ để nội dung in được truyền tải lên giấy, nội dung in được khắc lên trên bản master từ đầu nhiệt (TPH) của máy.
Cấu tạo của master gồm một màng bằng chất sợi mỏng và mịn trên đó được người ta tráng lên một hợp chất keo không bắt sang (thường lớp keo này được nghiên cứu tương ứng với từng loại TPH và đây là bí quyết của từng hảng sản xuất).
Một tờ master tốt là phải có lớp màng mỏng, mịn và dai, được tráng một lớp keo phù hợp với đầu đốt đang dùng. Có trường hợp master được cho là tốt đối với máy này nhưng lại rất xấu với máy kia.
Vì thế cho nên cái chúng ta cần là chọn được loại master phù hợp với máy chứ không phải chọn loại master đắt tiền, điều này chỉ có ý nghĩa tương đối.
Như chúng ta đã biết master có được chụp bản bén cỡ nào đi nữa mà lớp màng mỏng bên dưới không cho mực thấm qua được thì cũng không thể nào cho bản in đẹp được. Vì thế thị trường có khuynh hướng chọn master Nhật để dùng dù có đắt hơn đôi chút (Nguyên liệu làm lớp nền master của Nhật tốt hơn của TQ rất nhiều).

bi-quyet-co-ban-in-dep

Làm thế nào để có thiết kế bản in đẹp

Phải làm gì để có được những thiết kế bản in đẹp và ấn tượng cho khách hàng? Đó là mối quan tâm hàng đầu của các đơn vị in ấn chuyên nghiệp. Với kinh nghiệm lâu năm trên thị trường trong lĩnh vực in ấn, công ty in Phú Sỹ chia sẻ bí quyết để có được thiết kế bản in đẹp trong bài viết dưới đây, mời bạn tham khảo.

>>> Bí quyết để có bản in đẹp trên máy in siêu tốc
>>> Có những phương pháp in ấn nào hiện đại nhất hiện nay?
>>> Tìm hiểu công nghệ in phun

ban-in-bao-bi-dep

Bản in bao bì đẹp

Làm thế nào để có thiết kế bản in đẹp

1. Tham khảo ý kiến của khách hàng

Bản in đẹp hay không thì việc làm hài lòng khách hàng vẫn là quan trọng nhất, vì vậy trước khi bắt đầu thiết kế bản in bạn cần tham khảo ý kiến của khách hàng trước.

2. Tham khảo ý kiến của đơn vị in ấn

Các đơn vị in ấn có rất nhiều kinh nghiệm trong việc thiết kế bản in, đặc biệt họ am hiểu rất rõ về kích thước, định dạng chuẩn của từng loại máy in. Vì vậy khi thiết kế bản in bạn nên tham khảo ý kiến của họ để có những bản in đẹp và chuẩn kích thước nhất, tránh phải chỉnh sửa khi in bị lệch hoặc sai kích thước.

3. Chú ý đến màu sắc bản in

Màu sắc luôn là yếu tố hàng đầu quyết định đến vẻ đẹp của bất kỳ một thứ gì đó, đặc biệt là bản in, bởi màu sắc là thứ đầu tiên để lại ấn tượng cho người xem. Một bản in hoàn hảo cần có những màu sắc đẹp nhất, màu sắc được phối hợp hài hòa và không xung đột với màu sắc của thương hiệu. Màu sắc thiết kế nhãn hiệu phụ thuộc vào một số yếu tố: màu sắc nhận diện thương hiệu; bao bì sản phẩm; màu sắc sản phẩm. Bạn cần chắc chắn rằng những màu sắc bạn chọn cho nhãn hiệu không xung đột một cách tiêu cực để làm giảm bớt sự hấp dẫn của toàn bộ sản phẩm. Không sử dụng màu sắc đối lập, ví dụ như nền đen chữ đỏ, sẽ gây khó chịu cho người đọc. Sử dụng phông nền màu sắc nhẹ nhàng, tránh sử dụng các gam màu nóng, gây chói mắt người đọc. Khi kết hợp các màu sắc với nhau một cách phù hợp bạn sẽ có bản in đẹp nhất.

bi-quyet-co-ban-in-dep

Bản in vỏ hộp đẹp

 

4. Bố cục hình ảnh

Sau khi lựa chọn được các hình ảnh với màu sắc phù hợp cho bản in của bạn, thì việc sắp xếp chúng sao cho hợp lý là điều vô cùng quan trọng. Hãy cố gắng làm sao để bản in của bạn có bố cục rõ ràng nhất, tránh rườm rà, khó hiểu. Ngoài ra, bạn cũng nên phác thảo sẵn một bản thảo thiết kế để tránh gặp phải các lỗi và giúp công việc thiết kế được hoàn chỉnh hơn.

3. Font chữ phù hợp

Với những bản in chứa text, bạn nên lawuj chọn kỹ lương font chữ cho từng đoạn text khác nhau. Hoặc thay vì sử dụng nhiều phông chữ khác nhau cho một đoạn văn, hãy sử dụng chữ in đậm hoặc in nghiêng để nhấn mạnh ý. Tuy nhiên, có một lưu ý dành cho bạn là không nên viết  hoa toàn bộ văn bản trong bản in mà chỉ nên viết hoa tiêu đề hoặc những đoạn text cực kỳ quan trọng. Cỡ chữ bạn nên lựa chọn cỡ chữ vừa phải, không quá to cũng không quá nhỏ, khoảng từ 11-1 là phù hợp. Lưu ý nữa là không nên chọn một trong các font chữ chuẩn của Window như Times New Roman hoặc Arial, và cũng tránh sử dụng quá nhiều phông chữ như Papyrus hoặc Monotype Corsiva.

4. Đồ họa

Một hình ảnh thực sự có thể có giá trị hơn 1,000 từ trên nhãn hiệu sản phẩm và có tác dụng hữu hiệu trong việc chuyển tải nhanh thông điệp và thu hút mạnh mẽ mọi ánh nhìn. Nếu bạn không giỏi đồ họa thì bạn cũng không nên lo lắng vì sự phong phú về hình ảnh minh họa hiện nay sẽ cho bạn hài lòng.

5. Chất liệu

Một bản in đẹp cũng cần phù hợp với chất liệu sản phẩm bởi không phải chất liệu nào cũng đẹp trên cùng một bản in. Các chất liệu sản xuất thường có màu sáng như giấy, PP, PE hoặc trong suốt như nhựa trong hoặc thủy tinh. Chất liệu có khi cho phép bạn nhìn thấu được màu và nội dung sản phẩm. Đôi khi một thiết kế đơn giản chỉ in 1 màu lại thật sự làm nổi bật màu sắc sản phẩm của bạn. Màu trắng của chất liệu cho phép thể hiện thiết kế của bạn một cách linh hoạt và dễ làm nhãn hiệu của bạn nổi bật.

6. Liên hệ in ấn khi đã có bản thiết kế

Sau khi bản thiết kế hoàn thiện, bạn hãy liên hệ với các đơn vị in ấn hàng đầu như Công ty In Phú Sỹ chúng tôi để bản in của bạn được hoàn hảo nhất.
Với hệ thống máy in hiện đại, các nhân viên chuyên nghiệp, chúng tôi cam kết làm hài lòng mọi khách hàng khó tính nhất. Liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn và báo giá miễn phí nhé.

in-phun

Có những phương pháp in ấn nào hiện đại nhất hiện nay?

Bạn có biết bao nhiêu phương pháp in ấn hiện đại nhất được sử dụng phổ biến hiện nay không? Đó là những phương pháp nào và chúng có đặc điểm gì khác nhau hay không?
Cùng Công ty In Phú Sỹ tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

>>> In 3D – Kỹ thuật in hiện đại nhất giúp người khiếm thị có khả năng tiếp cận nghệ thuật
>>> In offset là gì? Quy trình in offset diễn ra như thế nào?
>>> Tìm hiểu công nghệ in phun

Có những phương pháp in ấn nào hiện đại nhất hiện nay?

1.      In ấn là gì?

In là dùng các phương pháp cơ học, hóa học, quang học… để nhân bản một thiết kế (sản phẩm, tài liệu…) thành nhiều bản giống hệt nhau về hình thức và nội dung.

2.      Tìm hiểu lịch sử ngành in

Trải qua nhiều giai đoạn hình thành và phát triển
– Trong quá khứ ở Châu Âu dùng phương pháp khắc trên đá -> bôi mực -> in ra giấy (in thạch bản).
– Ở Châu Á (Trung Quốc, Việt Nam) dùng phương pháp khắc trên gỗ -> bôi mực -> in (in mộc bản).
– Năm 1425 – 1550, Ông Johann Gutenberg (người áo) phát minh ra phương pháp in Typo: Xếp các con chữ rời đúc bằng chì thành một bản in.
– Từ năm 1950 (ở Việt Nam từ sau 1975) -> phương pháp in offset.

3.      Có những phương pháp in ấn nào hiện đại nhất hiện nay

– In offset
may-in-ofset
Kỹ thuật in offset thường được sử dụng để in sách báo, bao bì giấy, thiếc.
Đặc điểm của kỹ thuật in offset: Chất lượng in rất tốt, tốc độ in nhanh (5000 tờ A0/giờ), giá thành thấp (dưới 100đ/tờ A4, 4 màu). Thích hợp với số lượng in lớn. Chi phí ban đầu khá cao (khoảng 3 triệu).
Nguyên tắc của phương pháp in offset:Sử dụng 4 màu CMYK in chồng lên nhau. Các mực in được chuyển thành dạng lưới điểm (trame). Mỗi màu có một độ nghiêng khác nhau để tạo ra sự hòa màu.
Mật độ lưới điểm tùy thuộc vào chất lượng loại giấy sử dụng:
a)      Giấy tốt: (Couchê, Couchê Matte, Bristol): 150 -> 175 chấm/inch (lpi).
b)      Giấy trung bình: (Fort, Duplex): 100 -> 120 (lpi).
c)      Giấy xấu: (giấy báo, Bãi Bằng): 65 -> 85 (lpi)

– In ống đồng

in-ong-dong

Kỹ thuật in ống đồng tường được sử dụng để in các loại bao bì mềm dạng màng. (Bao ny-lông, bao đựng bánh kẹo, mì tôm…).
Đặc điểm của kỹ thuật in ống đồng: Chất lượng in khá, tốc độ in nhanh, giá thành khá cao (vài ngàn đồng/sản phẩm), thích hợp với số lượng in khá lớn. Chi phí ban đầu rất cao (hơn 2 triệu đồng/ 1 màu).
Nguyên tắc chung của kỹ thuật in ống đồng:
+ Ảnh Bitmap được in chồng 4 màu CMYK dạng lưới điểm.
+ Các hình vectơ được in tách rời từng màu.

– In lụa

in-lua

Thường được sư dụng khi có nhu cầu in thủ công (danh thiếp, bao bì, vải, quần áo…).
Đặc điểm của kỹ thuật in lụa: Chất lượng in thấp, tốc độ chậm (200 sản phẩm/giờ/1 màu). Chi phí thấp.

– In flexo

in-flexo

Kỹ thuật in flexo có hai loại: Một loại chuyên in thùng carton nhiều lớp, và 1 loại dùng để in danh thiếp (văn phòng).
Đặc điểm của kỹ thuật in flexo: Chất lượng in khá. Tốc độ chậm (200 sản phẩm/giờ), giá thành khá cao.
Nguyên tắc của kỹ thuật in flexo:
In tách rời từng màu.

– In phun

in-phun

Kỹ thuật in phun được sử dụng khi có nhu cầu in quảng cáo trên các loại giấy, nhựa chuyên dùng (Hiflex).
Đặc điểm của kỹ thuật in phun: Giá thành khá cao (30.000 -> 50.000đ/m2). Thích hợp với in quảng cáo, số lượng in thấp.

Liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ miễn phí mọi vấn để về in ấn.
Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ
CÔNG TY IN PHÚ SỸ
Địa chỉ: 103 Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội
ĐT: 04.3562 6622 | 04.6675 9495
Fax: 04.3562 6622
Mobile: 098 333 9900
http://inphusy.vn

Tìm hiểu công nghệ in phun

Ngoài kỹ thuật in offset đang rất phá triển và được ưa chuộng thì cò có rất nhiều công nghệ in khác được sử dụng, một  trong số đó là kỹ thuật in phun. Vậy in phun là gì? In phun có những đặc điểm gì khác biệt so với cá công nghệ in khác. Cùng Công ty In Phú Sỹ tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

Máy in phun

Tìm hiểu công nghệ in phun
1. In phun là gì?
– Công nghệ in phun là quá trình sử dụng các giọt mực nhỏ thông qua đầu in để tạo điều kiện thuận lợi cho in trực tiếp mà không cần các khuôn in tiếp xúc với bề mặt in. Phần đầu in sẽ di chuyên liên tục trên băng truyền cho đến khi hoàn thành quá trình in ấn hình ảnh.
Ngoài ra, bạn cũng có thể hiểu máy in phun hoạt động theo theo nguyên lý phun mực vào giấy in (theo đúng tên gọi của nó). Mực in được phun qua một lỗ nhỏ theo từng giọt với một tốc độ lớn (khoảng 5000 lần/giây) tạo ra các điểm mực đủ nhỏ để thể hiện bản in sắc nét.
Đa số các máy in phun thường là các máy in màu (có kết hợp in được các bản đen trắng). Để in ra màu sắc cần tối thiểu 3 loại mực. Các màu sắc được thể hiện bằng cách pha trộn ba màu cơ bản với nhau.

Công nghệ in phun

2. Ưu nhược điểm của in phun
Khi sử dụng công nghệ in phun, nhà xuất bản phải sử dụng loại giấy chuyên dụng để tránh bi nhòe mực và thấm mực.
Ưu điểm của in phun:
–          Màu sắc sản phẩm sắc nét, chân thực do được in trực tiếp lên bản in
–          In phun rất phù hợp cho in số lượng nhỏ và yêu cầu không quá gấp về thời gian.
–          Máy in phun cũng rẻ hơn so với các máy in khác
–          Màu sắc in phun chân thực và sắc nét đến từng chi tiết, hình ảnh sống động
Nhược điểm của in phun:
–          Tốc độ máy in không cao
–          Chất lượng bản in chênh lệch rõ rệt
–          Phải chọn loại giấy chuyên dụng để tránh gây thấm mực và nhòe mực, từ đó gây tốn kém chi phí
–          Giá mực in cao hơn các loại mực in thong thường được dùng cho các kỹ thuật in khác
–          Giá thành in phun cao hơn in offset
–          Do in màu trực tiếp trên giấy vì vậy bay màu nhanh hơn so với các hình thức in khác

Liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ miễn phí mọi vấn để về in ấn.
Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ
CÔNG TY IN PHÚ SỸ
Địa chỉ: 103 Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội
ĐT: 04.3562 6622 | 04.6675 9495
Fax: 04.3562 6622
Mobile: 098 333 9900
http://inphusy.vn

Những điều cần chú ý khi sử dụng công nghệ in offset

Công nghệ in offset ngày càng trở nên phổ biến, tuy nhiên để có sản phẩm in offset đẹp mà vẫn đảm bảo tiết kiệm chi phí các nhà in cần chú ý những điều gì? Bài viết dưới đây của Công ty in Phú Sỹ sẽ cho bạn câu trả lời, cùng đọc và tham khảo nhé!

Dàn máy in offset

Những điều cần chú ý khi sử dụng công nghệ in offset
1. Hệ màu sắc trong công nghệ in offset là gì?
Màu trong in Opset là hệ màu CMYK, ta có thể hiểu khái quát rằng tất cả các màu sắc đều có thể pha được từ 4 mầu CMYK này, ví dụ màu đỏ cờ là sự kết hợp từ màu Y (Yellow/vàng) và màu M (Magenta/hồng); Hay màu Xanh Blue (xanh tím) là sự kết hợp của hai màu C (Cyan/xanh nhạt) và M (Magenta/hồng); Rồi còn các màu được kết hợp từ 3 trong 4 màu nói trên hay kết hợp của cả 4 màu với nhiều thông số khác nhau sẽ đạt được nhiều kết quả màu sắc khác nhau.

2. Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng in offset
Tiêu chuẩn quan trọng nhất để đánh giá chất lượng (tờ) in offset đó là tờ in ra phải giống mẫu (hoặc tờ in thử) về màu sắc và các tờ in phải đều màu (không dao động màu) trong toàn bộ sản lượng in.
Trong thực tế khách hàng thường phàn nàn là sản phẩm in ra không giống màu mẫu và các tờ in không đều.

Công nghệ in offset

3. Những yếu tố ảnh hưởng đến màu sắc tờ in offset
Những yếu tố quan trọng nhất trong quá trình in ảnh hưởng đến màu sắc tờ in (và do đó đến chất lượng in) đó là:
• Độ dày lớp mực trên giấy (tỉ lệ với Mật độ tông nguyên DV khi đo bằng Mật độ kế)
• Độ lớn điểm tram và Độ chồng mực (gắn chặt với thứ tự in chồng màu).
Để đánh giá ảnh hưởng của những yếu tố này, bên cạnh việc quan sát bằng mắt, người ta phải sử dụng dụng cụ đo để có sự đáng giá khách quan, loại bỏ ảo giác chủ quan. Dụng cụ thông dụng nhất là Mật độ kế.

4. Chú ý thứ tự in chồng màu
Trong công nghệ in offset, các thợ in phải đặc biệt chú trọng đến thứ tự chồng màu để có thể tạo ra một bản in đúng mẫu. Vì yếu tố này ảnh hưởng trực tiếp đến độ nhận mực, thông thường có sự khác biệt khi in màu đó lên giấy trắng hoặc in lên giấy đã được in màu trước.
Thứ tự in chồng màu ảnh hưởng đến độ nhận mực và do vậy ảnh hưởng đến màu in ra. Có sự khác biệt khi in một màu lên giấy trắng, in màu đó lên một lớp mực in trước đã khổ, hoặc in 2 hay 4 màu in ướt – chồng – ướt. Khi in ướt – chồng – khô (tức là in nhiều màu trên một máy một màu) và ướt – chồng – ướt, độ nhận mực có độ khác biệt ảnh hưởng đến kết quả in, đặt biệc đôi với ướt – chồng – ướt thì độ tách dính (tack) của mực in có vai trò rất quan trọng, nó phài giảm dần từ đơn vị đầu đến đơn vị cuối.
Thứ tự in chồng màu tiêu chuẩn được sử dụng phố biến ở các nước Châu Âu là:
• In 4 màu ướt – chồng – ướt (máy nhiều màu)
Đen – Xanh – Đỏ magenta – Vàng.
• In 2 màu ướt – chồng – ướt và ướt – chồng – khô:
Xanh cyan – Đỏ magenta -> Đen – Vàng
• In 1 màu ướt – chồng – khô:
Xanh cyan -> Đỏ magenta -> Vàng -> Đen.

Ở nước ta hiện nay, điều kiện sản xuất ở các xí nghiệp in cò nhiều khác biệt, đặt biệt là chúng ta sử dụng nhiều loại mực in nhập từ nhiều nước khác nhau đến chưa thể có tiêu chuẩn quốc gia thống nhất. Hậu quả của việc đánh giá chất lượng in phụ thuộc chủ quan của người thợ, mỗi xí nghiệp và việc tranh cãi là tất nhiên, đặc biệt là về ảnh hưởng đến kết quả in của thứ tự in chồng màu.

In 3D – Kỹ thuật in hiện đại nhất giúp người khiếm thị có khả năng tiếp cận nghệ thuật

Giờ đây người khiếm thị đã có thể “ nhìn” thấy những bức tranh nhờ kỹ thuật in 3D do công ty 3Dphotoworks vừa nghĩ ra. Kỹ thuật in này đã nhanh chóng được lan truyền đến nhiều nước trên thế giới với mong muốn tăng sự hòa nhập cộng đồng và giảm bớt  sự tự ti cho người khiếm thị.
Đồng phát triển bởi Hiệp hội người mù Hoa Kỳ, quá trình “in 3D xúc giác” được thực hiện lấy cảm hứng từ công trình nghiên cứu về cơ chế thần kinh mềm dẻo của Tiến sĩ Paul Bach-y-Rita, một nhà thần kinh học tại Đại học Wisconsin-Madison.
Các hình ảnh công nghệ in 3D:


Theo nghiên cứu của Bach-y-Rita, bộ não con người có khả năng xử lý các thông tin xúc giác thu được từ sự tiếp xúc của ngón tay, tương tự như những gì khả năng ‘nhìn thấy’ mang lại. Về cơ bản, điều đó có nghĩa là khi một người khiếm thị sờ vào các bức tranh nghệ thuật được in 3D, hình ảnh của nó sẽ hình thành trong não bộ, giống như một người sáng mắt bình thường có thể làm được. Để nâng cao chất lượng trải nghiệm, một số cảm biến được lắp vào bản in nhằm tự động phát âm thanh, cho người mù biết thứ họ đang sờ vào là gì cũng như các thông tin cơ bản về bức tranh.

Hãng 3Dphotoworks cho biết họ đã phải mất 7 năm ròng để nghiên cứu phát triển quy trình in ‘3D nghệ thuật xúc giác’ (3D Tactile Fine Art), và trải qua 2 năm tiếp theo để thử nghiệm với các tình nguyện viên mù hoặc khiếm thị. Nhà sản xuất nói kỹ thuật của họ có thể tạo ra những tác phẩm nghệ thuật với kích thước lên đến 1,5 x 3 mét. “Mục tiêu của chúng tôi là làm cho các tác phẩm nghệ thuật vĩ đại nhất thế giới cũng như những tấm ảnh tuyệt vời có thể được tiếp cận bởi người mù, khiến chúng xuất hiện ở mọi bảo tàng, mọi trung tâm khoa học và tất cả cơ quan, đầu tiên là ở Mỹ sau đó vượt ra ngoài”, John Olson – đồng sáng lập 3DPhotoWorks cho biết.

Hiện công ty đang phát động một chiến dịch gây quỹ trên Kickstarter với mục tiêu đề ra là 500.000 USD, bắt đầu hồi tháng 9 năm nay. Nếu thành công, số tiền góp được sẽ được dùng cho việc chiêu mộ thêm nhân viên và đẩy mạnh đầu tư vào công nghệ sản xuất.
Nguồn: Kickstarter3DPhotoWorks

en_USTiếng việt