Nghệ thuật thiết kế: Biểu trưng – Nhãn hiệu

Nhãn hiệu – biểu trưng là loại hình nghệ thuật đồ họa quan trọng, đã trở thành bộ môn thiết kế đồ họa ứng dụng được giảng dạy trong các trường mỹ thuật và thiết kế quốc tế hiện nay. Nó đã trở thành công cụ và phương tiện tuyên truyền đặc biệt và hữu hiệu trong tiếp thị và kinh doanh…
Những con dấu thời La Mã cổ là những tác phẩm nhỏ và cực nhỏ.
Ngày nay ai đến thăm Bảo tàng Pecgamông để nghiên cứu các con dấu được chạm khắc bằng chữ tượng hình của thế kỷ III trước Công nguyên ắt phải thán phục về sức mạnh biểu hiện của chúng.
Những con dấu của thời kỳ đồ đá và đồ đồng có hình thể được gọt dũa, sắp xếp và bố trí hợp lý đến độ bất cứ một sự thêm thắt nào cũng sẽ làm giảm đi chất lượng thẩm mỹ. Có lẽ loại hình nghệ thuật chạm khắc con dấu của người xưa là tiền thân của nghệ thuật nhãn hiệu – biểu tượng ngày hôm nay.
Nhãn hiệu – biểu trưng – biểu tượng không chỉ là phương tiện quảng cáo quan trọng. Một nhãn hiệu đẹp không chỉ do bố cục đẹp, mà trước tiên nó bộc lộ bản chất của sự vật, nó phản ảnh tinh thần của sản phẩm, nó phát ra một tín hiệu duy nhất của nội dung và hình thức của sản phẩm ấy. Từ xưa tới nay đã có nhiều điển hình trong việc thiết kế biểu trưng. Thái cực đồ và bát quái đồ là những hình thức biểu trưng nổi tiếng của triết học phương Đông.

Một nhãn hiệu – biểu trưng đẹp là kết quả của một quá trình sáng tạo, tìm kiếm không đơn giản. Đặc điểm của loại hình đồ họa này là ở chỗ trong một không gian nhỏ (chỉ bằng hạt gạo) cũng như ở một không gian lớn (của một quảng trường), biểu trưng – nhãn hiệu vẫn giữ được nguyên sức mạnh tạo hình của nó, vẫn giữ và thể hiện được ngôn ngữ thị giác của nhịp và hình của nó. Ngày nay, người ta coi biểu trưng – nhãn hiệu là loại hình nghệ thuật của đồ họa công thương nghiệp. Nó là phương tiện quảng cáo lợi hại bởi với khả năng phiên bản in ấn, nó có mặt ở tất cả các loại sản phẩm và đi tới mọi hang cùng ngõ hẻm của mọi nhà. Giá trị thẩm mỹ của nó đổng thời gắn liền với giá trị kinh tế và tồn tại cùng với tuổi thọ của sản phẩm.
Nó được coi như là tín hiệu của người sản xuất và tạo lòng tin cho người tiêu dùng.
Người nghệ sĩ vẽ ra nó chính là người góp phần vào quá trình hình thành một sản phẩm, tạo cho sản phẩm đó có chỗ đứng trên thị trường.
Nhãn hiệu – biểu trưng là loại hình nghệ thuật đồ họa quan trọng, đã trở thành bộ môn thiết kế đồ họa ứng dụng được giảng dạy trong các trường mỹ thuật và thiết kế quốc tế hiện nay. Nó đã trở thành công cụ và phương tiện tuyên truyền đặc biệt và hữu hiệu trong tiếp thị và kinh doanh…

Các trào lưu thiết kế: Tác hại và cách phòng ngừa

Nếu người thiết kế không tỉnh táo đặt tư duy của mình vào các thiết kế thì rất dễ mù quáng chạy theo các trào lưu vốn không bền vững.
Khi Elliot Jay Stocks tuyên bố “Destroy the web 2.0 look” (tạm dịch: Sự sụp đổ của các giao diện web 2.0) các giao diện websites ra đời sau này bỗng ít bóng bẩy hơn.
Những hiệu ứng bóng đổ, vát cạnh, phù hiệu quảng cáo cùng sắc màu sặc sỡ và phông nền loang lổ trở nên lỗi mốt. Ngoại trừ những tín đồ lâu năm với “hình ảnh cũ” của web 2.0 thì dường như câu nói của Elliot đã tạo ra một trào lưu thiết kế mới.
Tuy nhiên, chẳng bao lâu nữa những thiết kế đương đại sẽ được thay thế bởi những trào lưu khác mà không ai có thể đoán trước được. Nếu người thiết kế không tỉnh táo đặt tư duy của mình vào các thiết kế thì rất dễ mù quáng chạy theo các trào lưu vốn không bền vững.
Chúng ta hãy tạm gọi việc thiết kế mù quáng theo trào lưu là một dịch bệnh phổ biến trong giới thiết kế.

Những biểu hiện của dịch bệnh như thế nào?
Hãy cùng lướt qua một số triệu chứng sau đây, tôi chắc rằng bạn sẽ phần nào nhìn thấy hình bóng của mình trong đó. Những triệu chứng này rất dễ nhận biết và thường dính líu đến nhau. Có vẻ như sự liên minh này khiến tốc độ lây lan của dịch bệnh trở nên ngày càng trầm trọng hơn.
Chú ý: Danh sách dưới đây được chọn lựa ngẫu nhiên, không theo thứ tự nào và cũng không thể hiện mức độ nghiêm trọng tăng tiến của bệnh dịch. Mỗi ví dụ sau đây phản ánh nhiều hơn một triệu chứng bởi phân loại chính xác chúng không đơn giản chút nào.
Đường chỉ

Thiết kế “đường chỉ” xuất hiện khi nhà thiết kế web trở nên hứng thú với các đường viền và đường kẻ, đặc biệt là các loại đường chấm (dotted variety).
Sự phát triển mạnh mẽ của thiết kế “đường chỉ” là minh chứng của việc chuyển biến tinh vi từ “đường chấm” sang “đường gạch”, gia tố với hiệu ứng bóng đổ và những hiệu ứng 3D khác.
Mục đích của kiểu thiết kế “đường chỉ” có phần mơ hồ nhưng dường như “đường chỉ” rất được ưa chuộng khi áp dụng trên những hiệu ứng chất liệu như vải, da, hay những chất liệu sần sùi nói chung.
Trong thời gian xác minh nguyên nhân cụ thể của triệu chứng “đường chỉ” thì các nhà khoa học cho rằng nó là một trong những nhánh lớn của hội chứng thiết kế Skeuomorphic  – hình ảnh được thiết kế giống hệt hình ảnh thực của sự vật.
Các đường viền Zigzag

 

Đường viền là yếu tố cơ bản của thiết kế web nên càng khó tránh khỏi dịch bệnh, cũng may chúng hầu như vô hại, mà thực tế đường viền thường tạo ra những hiệu ứng tích cực trên giao diện.
Tuy nhiên, có một loại đường viền đặc biệt tên là Zigzag đã phát triển rất mạnh trong những năm qua và đang dần chiếm xâm chiếm vị trí của những đường viền thông thường.
Các nhà nghiên cứu vẫn chưa tìm ra lời giải đáp chính xác cho sự chiếm lĩnh này mặc dù một số người cho rằng những đường viền zigzag này rất thu hút người thiết kế cũng như khách hàng của họ – vậy là những đường viền thẳng đành ngậm ngùi mất khả năng kháng cáo.

Những dải ruy băng

Cũng như đường viền, ruy băng đã xuất hiện rất lâu dưới nhiều hình dạng khác nhau. Cái tôi muốn chỉ ra bây giờ là một loại ruy bang mới với một hoặc hai đầu tòe ra. Vài ruy băng còn có hơn hai nếp gấp tạo hiệu ứng giả về chiều sâu và củng cố các đường chéo ở các nhánh.
Cho dù ý tưởng ruy băng này có liên quan tới đường viền zigzag không nhưng có vẻ những đường chéo là yếu tổ quyết định sự tồn tại của ruy băng, cùng với đó là cảm giác hoài cổ, gợi nhớ những kỉ niệm trong quá khứ.
Sự nguy hiểm của những dải băng nằm ở khả năng tồn tại độc lập của chúng khỏi những triệu chứng khác (mặc dù nó được phát triển từ một công ty chuyên về nghệ thuật Typography cổ điển).
Điều này có nghĩa là những dải băng này có thể sẽ tồn tại trong thiết kế của bạn ngay cả khi bệnh dịch đã lắng xuống. Thậm chí những dải ruy băng còn khiến tôi gợi nhớ về thời của những huy hiệu quảng cáo của web 2.0.

Hiệu ứng chất liệu (textures)

 

Trong thời đại công nghệ hóa, một câu hỏi hóc búa được đặt ra là liệu các mình hình họa và hình nền có nên sử dụng hiệu ứng chất liệu – mặc dù việc lạm dụng chất liệu đã là một trong những triệu chứng rõ ràng nhất của căn bệnh.

 

Những chất liệu có bề mặt sần, bụi hay những vết lằn trông rất “thủ công”, nhưng sự thật là những chúng hoàn toàn được tạo ra bởi các hiệu ứng Photoshop. Việc sử dụng tràn lan những loại chất liệu này có lẽ bắt nguồn từ mong muốn hướng đến sự tự nhiên và cảm xúc thực (đặc biệt từ sự xuất hiện của các màn hình cảm ứng);

 

Hoặc cũng có thể đơn giản do sự ghen tị đối với những nhà thiết kế trong lĩnh vực in ấn khi họ đang được sở hữu nhiều loại nguồn sáng tạo phong phú.

 

 

Chữ chìm (Letterpress)

Một bài báo của Smashing Magazine năm 2009 đã chỉ ra rằng kiểu chữ in nổi đang dần trở thành xu hướng của năm. Quả thực như vậy, hiệu ứng đơn giản này ngày càng thịnh hành và giờ đã trở thành kỹ xảo không thể thiếu trong việc chau chuốt Typography của thiết kế.

 

Được xem là một triệu chứng tương đối vô hại, triệu chứng chữ in nổi có lẽ đã len lỏi và ủ bệnh trong giới thiết kế qua các giao diện công nghệ số như hệ điều hành hay các trò chơi trong bao thiên niên kỷ cho tới tận bây giờ.

 

Các nhà khoa học vẫn tranh cãi về thời gian ủ bệnh quá lâu của triệu chứng chữ in nổi – liiệu căn bệnh sẽ bùng phát sau khi đã truyền bệnh cho nhiều người hay chỉ đơn giản là nó cần điều kiện thích hợp để bùng phát – ví dụ cụ thể là CSS3 cùng sự xuất hiện của kiểu chữ bóng đổ.

 

 

Hình minh họa cổ điển thế kỷ 19

 

Sau khi thời gian kiểm dịch thì triệu chứng này, vốn là sở thích của những quý ông quý bà, đã bị triệt tiêu bởi sức ảnh hưởng quá lớn của những hiệu ứng bóng bẩy hiện đại.

 

Nhưng khi người ta tìm về với quá khứ, phong cách mình họa thế kỷ 19 đang dần tìm lại chỗ đứng cho mình. Dù tốt hay xấu thì phong cách này chắc sẽ còn dạo chơi một thời gian rồi mới thỉnh thoảng bùng lên giống nhưVIRUS cúm.

 

Các tông màu pha trộn

 

Sau thời huy hoàng của những gam màu rực rỡ thì giờ có vẻ những gam màu trầm đã lên ngôi. Những màu như nâu, xanh đất, mù tạt, nói chung là những màu pha trộn đang được sử dụng tràn lan.

 

Dù nhiều người nghĩ đây là triệu chứng nhỏ nhưng một vài nhà nghiên cứu cho rằng bản thân những màu sắc pha trộn thế này thực chất không phải là biểu hiện cụ thể của dịch bệnh mà là tác dụng phụ của những triệu chứng khác, như kiểu đổ mồ hôi là phản ứng tự nhiên của cơn sốt.

 

Kiểu chữ căn giữa

 

 

 

Triệu chứng này không hề mới mà thực tế đây là tiêu chuẩn của nghệ thuật trong suốt 500 năm đầu tiên Typography, cho tới khi Tschichold và New Typography xuất hiện và phán rằng tiêu chuẩn này đã quá lỗi thời, trông chúng rất khó nhìn và không hiệu quả.

 

Mặc dù không chắn chắn về luận điểm này nhưng kiểu sắp xếp chữ căn giữa đang dần quay lại, có lẽ nhờ mối liên hệ của nó với lịch sử mà đã có thể bắt kịp được với xu hướng chuộng cổ điển hiện nay.

 

Chúng ta đều biết rằng thói quen đọc sách của loài người không hề thay đổi trong những năm qua (người phương Tây vẫn đọc từ trái qua phải), và cũng không có cơ sở nào để nói rằng kiểu chữ căn giữa trở nên dễ đọc hơn.

 

Vì thế, lý do của sự trở lại có lẽ bắt nguồn từ cảm xúc chủ quan hơn là suy nghĩ lý tính.

 

Logo chữ bao trong khối tròn

 

 

 

Hình tròn cơ bản khi đứng riêng không đủ sức tạo ra cơn sốt, hình tam giác cũng vậy. Tuy nhiên nếu hình tam giác được lặp đi lặp lại trên một đường thẳng thì sẽ tạo ra một đường Zigzag (Oop!)

 

Tương tự như vậy, nếu bạn đặt logo của mình trên một hình tròn thì bạn sẽ có một khối logo tròn, và khi logo thiết kế dưới dạng chữ thì vấn đề là ở đây. Việc đặt chữ trong khối tròn khi thiết kế logo chắc chắn không gây chết người nhưng rất dễ lây truyền và trở nên bất lợi khi nhiều người cùng bị mắc bệnh.

 

Những chi tiết thiết kế như thật (SKEUOMORPHIC)

 

 

 

 

 

Việc thiết kế hình ảnh trang trí hay tính năng chính cho một vật nào đó giống hệt hình ảnh thực ở ngoài đời rất phổ biến, đặc biệt là các tính năng cho điện thoại di động. Triệu chứng này là một trong những yếu tố quyết định của bệnh dịch.

 

Ví dụ về sự đột biến của triệu chứng thiết kế “y như thật” là kiểu đường chỉ và chữ in nổi. Đôi khi phong cách này không chỉ dừng lại ở các tính năng chính mà còn trên toàn bản thiết kế.

 

Tuy nhiên, một vài nhà nghiên cứu cho rằng kiểu thiết kế này sẽ khó có thể xâm chiếm màn hình máy tính và các trình duyệt website bởi nó đòi hỏi số lượng nhân lực và nguồn hình ảnh quá lớn.

 

Trên thực tế, hầu hết các nhà khoa học rất tò mò về phong cách này và phỏng đoán những hình ảnh thiết kế ẩn dụ hình ảnh thật sẽ sớm phổ biến (cũng một số thì không tin).

 

Điều thú vị là trong khi Apple tiếp tục tiên phong trong phong cách thiết kế này thì Google dường như đi lại xu hướng bằng thiết kế mô phỏng đơn giản hình ảnh thực. Có lẽ đây là vaccine phòng bệnh!

 

Trào lưu bắt nguồn như thế nào?

Xác định nguồn gốc của một trào lưu thiết kế rất khó, nhất là khi một loạt các biểu hiện đã được đưa ra cùng với bản chất lan truyền ồ ạt của Internet.

 

Việc này giống như không thể nào xác định bệnh nhân đầu tiên khiến lây lan bệnh dịch, thực tế mà nói thì làm vậy cũng chẳng có ích lợi gì. Điều có thể nói ở đây là chúng ta đang ở trong quá trình phản ứng lại phong cách thẩm mĩ web 2.0 để hướng tới tính tự nhiên và cổ điển.

 

Đây là phương thuốc cứu cánh cho sự bóng bẩy thiếu cá tính của quá khứ – và điều này thực sự cần thiết để thúc đẩy quá trình phát triển của ngành công nghiệp thiết kế. Nguồn gốc của xu hướng thường bắt đầu bằng việc áp dụng những thiết kế thông minh vào giải quyết một vấn đề cụ thể nào đó, hay thực chất là chống lại một xu hướng khác.

 

Hãy thử tưởng tượng nếu tất cả mọi người đều dùng kiểu font chữ không chân (sans-selrif), màu sắc tương phản và nền trắng mặc định. Bỗng nhiên có một nhà thiết kế đi ngược lại xu hướng bằng cách sử dụng font Clarendon hay những font chữ có chân khác nhằm tạo ra cảm giác thân thiện cho website (giả dụ đây là website bán mứt bà ngoại làm), thêm vào đó là những gam màu đất và một vài họa tiết chất liệu giấy màu nâu.

 

Kết quả là trang web này nổi bật hơn hẳn so với những web ra cùng thời bởi nó giàu cảm xúc và mới lạ hơn. Sau đó, trang web bán mứt trở thành cảm hứng cho một nhà thiết kế khác – anh đang đảm nhiệm việc vẽ giao diện web cho một công ty có quy mô toàn cầu – và vô tình đã tạo cảm hứng cho những nhà thiết kế khác áp dụng một cách tràn lan, không suy nghĩ.

 

Vậy là một trào lưu đã ra đời. Trớ trêu là tính hiệu quả của trào lưu luôn đe dọa thường trực những nhà thiết kế bởi càng nhiều người nhiễm bệnh thì dấu hiệu phân biệt càng mờ nhạt.

 

Khi sự truyền nhiễm đã lây lan tới một số lượng rất lớn thì những dấu hiệu bắt đầu quay sang chống lại chính mình. Việc tạo thêm sự thân thiện trong thiết kế sẽ trở nên vô nghĩa nếu như ai cũng làm như vậy.

 

Dịch bệnh có nguy hiểm không?

Trong thế giới phẳng thật khó để có thể tránh được trào lưu, chắc chắn mỗi người sẽ phần nào bị ảnh hưởng bởi nó. Những biểu hiện nêu trên cũng không giới hạn trong quy mô thiết kế nhỏ hay lớn mà nó ảnh hưởng tới cả cộng đồng thiết kế.

 

Điều này nghĩa là mặc dù có một vài dấu hiệu vô hại – giống như cơn sốt nhẹ hay xổ mũi khi bị cúm – nhưng sự công kích dữ dội của những trào lưu thiết kế đã liên tục áp lực lên hệ miễn dịch của tư duy sáng tạo, lúc này cần hết sức thận trọng để giữ cho được ý tưởng ban đầu của chúng ta.

 

Nếu bạn đang mắc một cơ số những triệu chứng bên trên thì cũng không cần lo lắng gì nhiều – mắc bệnh trong cơn đại dịch rất dễ nhưng phục hồi sau căn bệnh cũng không hề khó. Mặt khác, nếu bạn thấy mình có đầy đủ các dấu hiệu trên thì bạn nên cẩn trọng hơn trong những dự án sau.

 

Áp dụng những xu hướng thiết kế mới có thể khiến Portfolio của bạn mang tính đương đại hơn, nhưng nhìn theo cách nào đó thì nó không khác gì việc trưng bày những tác phẩm của nhà thiết kế bạn yêu thích thay vì tác phẩm của riêng bạn.

 

Đồng ý rằng những dấu hiệu với nguồn gốc xuất xứ chưa xác định không được luật bản quyền bảo vệ, nhưng bên cạnh đó bạn cũng nên suy nghĩ thêm một chút – không phải về vấn đề pháp lý mà là về tính sáng tạo chính thống trong mỗi tác phẩm của bạn.

 

Nguy cơ không chỉ là việc tác phẩm của bạn sẽ bị đánh giá là mốt nhất thời, một sáng tạo trào lưu có thể chết yểu trong vài năm tới mà có thể bạn còn đánh mất sự tôn trọng của bạn bè khi họ nhận ra.

 

Trong khi không có gì là sáng tạo nguyên thủy, chúng ta cần phân biệt rõ giữa “cảm hứng” và “bắt chước”. Jean Luc Goddard nói, “Vấn đề không phải bạn đã cóp nhặt ý tưởng từ đâu mà là nơi bạn đưa ý tưởng đó đến”.

 

Nếu bạn không thể đưa ý tưởng đi bất cứ đâu thì mục đích của bạn là gì? Tồi tệ hơn cả việc đánh mất sự tôn trọng và liêm chính là ảnh hưởng xấu của dịch bệnh lên khách hàng và sau đó là cả cộng đồng thiết kế.

 

Càng nhiều nhà thiết kế có chung những triệu chứng của bệnh dịch thì càng ít khách hàng nghi ngờ về khả năng giải quyết vấn đề thực của bạn. Cuối cùng họ sẽ loại bạn ngay từ vòng đầu tiên (thay vào đó là những nhà nghiên cứu tận tâm thực sự) và sẽ sử dụng dịch vụ của bạn trong việc sửa sang lặt vặt – đây là cách mà bạn rời bỏ sự nghiệp thiết kế chuyên nghiệp của mình để gia nhập đội quân làm nghề trang trí.

 

Bạn cần làm gì?

Giờ bạn đã hiểu tác hại của việc đi theo trào lưu, nhưng làm thế nào để tránh? Nó có khả thi không?

 

Theo định nghĩa, trào lưu là được biết đến rộng rãi, vì thế nhiều người sẽ nói chẳng có gì sai khi tận dụng sự rộng rãi đó để đưa sản phẩm của mình tới cộng đồng. Việc thuyết phục một khách hàng chấp nhận thiết kế không theo xu hướng là rất khó, và bạn sẽ đứng trước nguy cơ mất khách hàng nếu phủ nhận xu hướng.

 

Nhưng mù quáng đi theo người khác là ý tưởng siêu tệ, bạn có thế nhanh chóng dập tắt tư duy sáng tạo, sự trung thực và lượng khách hàng đáng kể bằng cách áp dụng trào lưu vào sản phẩm của mình một cách không mục đích.

 

Vậy đâu mới là chân lý? Trào lưu thuộc về bản chất của xã hội, từ chính trị, văn hóa, thiết kế hay cả tôn giáo, như như những thế lực đồng lòng đi về hướng này hay hướng khác, ngay cả sở thích hay quan điểm của bạn cũng vậy – ở một mức độ nào đó.

 

Trời! Vậy thì việc tránh xa những trào lưu xem ra là nhiệm vụ bất khả thi và vô ích? Đừng vội nản lòng. Thực tế bạn có thể làm rất nhiều thứ để bảo vệ tính sáng tạo của mình.

Quy luật màu sắc trong thiết kế và in ấn

Một nhãn hiệu nên dùng màu sắc trái ngược với màu sắc của nhãn hiệu cạnh tranh. Một cách khác để làm nổi bật nhãn hiệu là dùng màu sắc. Nhưng màu sắc không phải là thuộc tính dễ sử dụng. Có hàng nghìn từ ngữ có thể sử dụng nhằm tạo ra một cái tên độc đáo, nhưng chỉ có một số màu sắc nhất định mà thôi.
Có 5 màu cơ bản (đỏ, da cam, vàng, xanh lá cây, xanh dương) bên cạnh các màu trung tính (đen, trắng, xám). Nên chọn một màu từ 5 màu chính đó thôi hơn là chọn một màu trung gian hoặc một màu pha trộn. Nhưng chọn màu nào?
Hãy nhớ rằng các màu không có tác động giống nhau đối với mắt người nhìn. Các màu thiên về cạnh đỏ của quang phổ thì hơi tập trung vào phía sau võng mạc. Do đó khi một người nhìn màu đỏ, nó có vẻ di chuyển về phía mắt của anh ta. Những màu ở phía màu xanh của quang phổ thì tập trung phía trước võng mạc. Do đó màu xanh dương có vẻ di chuyển xa người nhìn.
Vì các nguyên nhân có tính vật lý này, màu đỏ được coi là màu của năng lượng và gây kích thích. Màu đỏ là màu đập vào mắt người nhìn, đó là lý do tại sao 45% các quốc kỳ trên thế giới đều có màu đỏ (Xanh dương là màu nổi bật thứ nhì. Màu xanh dương có trên khoảng 20% các quốc kỳ trên thế giới).
Xanh dương là màu tương phản với đỏ. Xanh dương tạo cảm giác an bình, yên tĩnh. Màu của sự nhàn tản, nhẩn nha. Trong thế giới của nhãn hiệu, màu đỏ là màu có tính cách của điểm bán lẻ, thu hút sự chú ý. Màu xanh dương là màu có tính cách của công ty, tạo ra sự bình ổn. Ví dụ logo Coca-Cola màu đỏ, logo IBM xanh dương.


Biểu đồ quy luật màu sắc
 

Các màu kia là màu giữa hai thái cực này. Màu cam gần đỏ hơn xanh dương. Xanh lá cây gần xanh dương hơn đỏ. Màu vàng là màu trung tính. Nhưng vì nó nằm giữa phạm vi các độ dài sóng mà mắt ta có thể phát hiện được, cho nên màu vàng cũng là màu sáng nhất. (Do đó mà màu vàng được dùng trong các điểm báo “hãy chú ý” như đèn giao thông màu vàng, các lằn sơn màu vàng, các biển báo màu vàng).
Sau nhiều năm, một số màu đã đi cùng nhiều đặc trưng khác nhau như tính chất, dịp đặc biệt và các phong trào.
Màu trắng thanh khiết (ví dụ áo cưới).
Màu đen sang trọng (ví dụ nhãn chai rượu Johnnie Walker Back Label).
Màu xanh dương là màu của sự lãnh đạo (ví dụ dải băng khen thưởng màu xanh dương khoác lên người chiến thắng trong cuộc đua ngựa).
Màu đỏ tía là vương giả, quý tộc (như trong câu nói “xuất thân quý tộc” = “born to the purple”).
Màu xanh lá cây là màu của môi trường và sức khỏe (ví dụ màu của các biểu tượng Greenpeace, Healthy Choice, và SnackWell’s).
Khi chọn màu cho một nhãn hiệu hoặc một logo, các nhà quản lý thường tập trung vào tâm trạng mà họ muốn tạo ra cho người nhìn, hơn là bản sắc độc đáo nào đó của nhãn hiệu. Và khi tâm trạng được xem là quan trọng, các yếu tố khác phải nhường chỗ.
Lãnh đạo công ty có quyền chọn lựa trước hết. Nói chung, màu tốt nhất để chọn là màu tượng trưng cho dòng sản phẩm nhiều nhất. John Deere là nhãn hiệu hàng đầu về máy cày. Anh có ngạc nhiên không khi John Deere dùng màu xanh lá cây – màu của cây cỏ của ruộng đồng – làm màu tiêu biểu của nhãn hiệu? Một công ty máy cày ở Brazil đã yêu cầu chúng tôi nghĩ giùm một tên nhãn hiệu và màu sắc của nó.
Chúng tôi chọn cái tên Maxion làm tên nhãn hiệu vì nó có vẻ truyền đạt được “sức mạnh”, một đặc tính chủ yếu của máy cày. Nhưng màu cho cái nhãn hiệu máy cày mới toanh này nên là màu gì? Màu xanh dương có tốt cho máy cày không? Không, nhưng việc tạo ra một bản sắc nhãn hiệu khác biệt thì quan trọng hơn là việc sử dụng màu tượng trưng cho dúng.
Hertz, nhãn hiệu đầu tiên trong dịch vụ cho thuê ô tô, đã chọn màu vàng. Do đó Avis, một nhãn hiệu hạng nhì trong lĩnh vực dịch vụ này, đã chọn màu đỏ. Nhãn hiệu National dùng màu xanh lá cây. (Đã nhiều năm qua, National đã đưa ra nhãn hiệu S&H Green Stamps cho các khách hàng của dịch vụ thuê ô tô, đây là nước cờ marketing giúp liên kết cái tên National với màu xanh lá cây).
Người ta thường lý luận rất logic rằng cần phải chọn một màu trái ngược với màu mà các đối thủ cạnh tranh sừng sỏ của mình đã chọn. Khi phớt lờ quy luật về màu sắc, anh đã làm một việc dại dột.

Quy luật cộng màu, trừ màu

Nước cola màu nâu đỏ. Cho nên màu hợp lý cho một nhãn hiệu cola là màu đỏ. Đó là một lý do tại sao hơn 100 năm qua Coca-Cola đã chọn màu cho nhãn hiệu là màu đỏ.
Pepsi-Cola thì chọn màu dở tệ. Họ chọn màu đỏ và xanh dương làm màu nhãn hiệu. Màu đỏ tượng trưng cho màu nước cola, còn màu xanh dương để phân biệt với màu nhãn hiệu của Coca-Cola. Bao năm qua Pepsi đã vất vả đáp trả lại chiến lược màu sắc của Coca-Cola mà vẫn không được thành công lắm.
Hãy trung thực với mình. Trong tâm thức của anh, không phải là thế giới như ngập tràn các biểu tượng màu đỏ của Coca-Cola hay sao? Và để hình dung ra các biểu tượng của Pepsi-Cola chẳng phải là khó khăn hay sao? Pepsi có mặt ở đó, nhưng việc thiếu một màu sắc độc đáo tạo sự khác biệt đã khiến Pepsi chìm nghỉm trong đại dương màu đỏ của Coca-Cola.
Gần đây Pepsi-Cola đã nhìn ra được chân lý, hay đúng hơn là nhìn được màu hợp lý. Họ đang thực hiện cái mà lẽ ra họ đã phải thực hiện cách nay 50 năm. Đó là làm cho màu sắc nhãn hiệu trái với màu sắc của các đối thủ cạnh tranh sừng sỏ của mình.
Pepsi-Cola đang “xanh hóa” mọi thứ của mình, họ thậm chí còn chơi sang, sơn màu xanh dương cho một chiếc máy bay phản lực siêu thanh Concorde để chuyển tải thông điệp màu xanh đi tới các nhà máy đóng chai nước giải khát này trên khắp thế giới.
Hãy làm cái gì đó đối lập. Kodak màu vàng thì Fuij màu xanh dương. Màu vàng (như trong Golden Arches) cũng là màu người ta hay coi là màu đặc trưng của McDonald’s, mặc dù logo của nó hầu như toàn màu đỏ. Nhưng Burger King thì màu gì?
Burger King đã sai lầm khi chọn màu của bánh hamburger thay vì chọn màu trái ngược với màu của các đối thủ cạnh tranh sừng sỏ của mình. Burger King đã kết hợp màu vàng của vỏ bánh hamburger với màu đỏ cam của thịt. Một logo gọn gnàg, nhưng với màu sắc tệ hại.
Budweiser màu đỏ, vậy Miller nên chọn màu gì? Một trong các rắc rối mà Miller gặp phải là họ tung ra thị trường quá nhiều dòng sản phẩm đến nỗi chúng phá hủy bản sắc màu sắc để nhận dạng nhãn hiệu. Để phân biệt các dòng sản phẩm của mình, Miller đã dùng một dải các màu phối hợp. Do đó họ đã đánh mất cơ hội để tự phân biệt mình với Budweiser, đối thủ cạnh tranh lớn nhất của họ.
Hãy nghĩ đến thứ màu không thể nhầm lẫn trên vỏ hộp nữ trang Tiffany. Bằng cách chuẩn hóa một màu duy nhất và sử dụng đồng bộ trong nhiều năm, ta có thể tạo ra một sự hiện diện mạnh mẽ xét về phương diện thị giác trong cái thế giới rối tung này. Vào mùa giáng sinh, mỗi nhãn hiệu, mỗi cửa hàng đều dùng màu xanh lá cây và màu đỏ để trang hoàng, từ M&M’s đến Macy’s.
Tuy niên, Tiffany còn gây chú ý hơn khi trở thành món quà đặt dưới cây thông giáng sinh. Các bà vợ ôm hôn chồng ngay khi họ thấy cái hộp màu xanh giống vỏ trứng chim két. Chẳng cần mở ra họ cũng biết bên trong hộp có món quà tuyệt vời gì.
Có lẽ ta đã thấy nhiều lon bia Miller hơn hộp Tiffany. Nhưng ta biết rõ đó là Tiffany trong khi không chắc lắm có phải đó là Miller không.
Trong khi một màu đơn luôn luôn là chiến lược màu tốt nhất cho một nhãn hiệu, đôi khi có thể sử dụng nhiều màu một lúc.
Federal Express (Fedex), công ty giao nhận hàng qua đêm hàng đầu, đã muốn các kiện hàng nằm nổi bật trên bàn của người nhận. Do đó họ kết hợp hai màu gây sốc là cam và tía. Khi một kiện hàng do Fedex giao đến nơi, chỉ nhìn thì ai cũng biết kiện hàng đó do Fedex giao đến. Nó khác nào bộ đồ tắm biển màu cam và đỏ tía trong đại dương màu xanh dương của các công ty.
Dùng mãi một màu qua nhiều năm có thể giúp nhãn hiệu khắc sâu vào tâm thức mọi người. Hãy nhìn màu vàng của Caterpillar, màu nau của United Parcel Service, màu đỏ của Coca-Cola, và màu xanh dương của IBM mà xem.
Cái mà màu xanh dương vĩ đại đã mang lại cho Big Blue cũng là cài mà một màu độc đáo sẽ mang lại cho nhãn hiệu của anh.

mo-hinh-in-offset

In offset là gì? Quy trình in offset diễn ra như thế nào?

Kỹ thuật in offset đang là kỹ thuật in hiện đại được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Vậy như thế nào là kỹ thuật in offset và quy trình in offset diễn ra như thế nào? Cùng Công ty In Phú Sỹ tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

>>> Những điều cần chú ý khi sử dụng công nghệ in offset
>>> Công ty In Phú Sỹ – In bản tin, Newsletter chuyên nghiệp
>>> Phu Sy Printing Company – Professional printing of books, newspapers and magazines

san-pham-in-offset

Sản phẩm in offset

Tìm hiểu công nghệ in offset
1.      In offset là gì?
In offset là một kỹ thuật in ấn trong đó, các hình ảnh dính mực in được ép lên các tấm cao su (còn gọi là các tấm offset) trước rồi mới ép từ miếng cao su này lên giấy. Khi sử dụng với in thạch bản, kỹ thuật này tránh được việc làm nước bị dính lên giấy theo mực in.

2.      Ưu điểm của kỹ thuật in offset
Các ưu điểm của kỹ thuật in này là:
– Chất lượng hình ảnh cao – nét và sạch hơn in trực tiếp từ bản in lên giấy vì miếng cao su áp đều lên bề mặt cần in
– Khả năng ứng dụng in ấn lên nhiều bề mặt, kể cả bề mặt không phẳng (như gỗ, vải, kim loại, da, giấy thô nhám).
– Việc chế tạo các bản in dễ dàng hơn.
– Các bản in có tuổi thọ lâu hơn – vì không phải trực tiếp tiếp xúc với bề mặt cần in.

mo-hinh-in-offset

Mô phỏng quy trình in offset

3.      Quy trình in offset:
In offset là quy trình in gián tiếp được chia làm 3 giai đoạn cơ bản:
– Chà ẩm và chà mực lên khuôn in.
– Mực được truyền từ khuôn in lên bề mặt tấm cao su.
– Kết thúc mực truyền từ bề mặt cao su sang bề mặt giấy in.

Các bước in offset:
Bước 1: Thiết kế chế bản: Tạo ra đối tượng cần in trên máy tính.
Bước 2: Output Film
Chế bản xong thì xuất để outfilm, đối với các tờ rơi có hình ảnh, Film sẽ được out thành bốn tấm đại diện cho bốn lớp mầu C (Cyan), M (Magenta), Y (Yellow), K (Black). Tới đây ta đề cập một chút về vấn đề mầu sắc trong in Opset:
Bước 3: Phơi bản kẽm:
Khi đã có 4 tấm phim, người ta đem phơi từng tấm một lên bản kẽm, đến đây ta đã có trong tay 4 bản kẽm đại diện cho 4 mầu C, M, Y, K để bước sang phần in.
Bước 4: In Opset:
Người ta sẽ tiến hành in từng màu một, in màu gì trước, màu gì sau không quan trọng hoặc tùy vào kinh nghiệm của người thợ in. Đầu tiên, người ta sẽ lựa chọn một trong 4 kẽm màu đó để lắp lên quả lô máy in Opset, ở phần vào mực của máy người ta cũng sẽ cho loại mực tương ứng (ví dụ bản kẽm mầu C (Cyan) thì người ta cũng cho mực C và tiến hành in, Quả lô quay qua tờ giấy sẽ đập phần tử in xuống tờ giấy in, sau khi chạy xong hết số lượng định in, người ta tháo kẽm ra, vệ sinh hết mực cũ, lắp kẽm mới vào, ví dụ mầu vừa in xong là mầu C (cyan) thì giờ sẽ lắp kẽm Y (Yellow) vào, phần vào mực sẽ cho mực Y (vàng), cho giấy đã in một mầu kia vào và lại tiếp tục quy trình cũ….
Cứ thế tuần tự cho đến khi hết cả bốn mầu, bốn mầu đó chồng lên nhau sẽ cho ra bản in cuối cùng. Trong quá trình in như vậy, với mỗi màu, người ta sẽ phải chạy thử khoảng 50 bản cho màu thật ổn định. Tổng cộng cả quá trình vào khoảng 200 bản chạy thử. Chính vì vậy, khi in offset, người ta phải tính dư giấy ra khoảng 200 tờ in (gọi là bù hao giấy)

mo-phong-in-offset

Mô phỏng in offset

Bước 5: Gia công sau in:
Cán láng: Cán láng là cán lớp màng mỏng lên bề mặt của tờ rơi sau khi in, cán láng sẽ tạo ra cho tờ rơi sự mịn của giấy khiến cho hình ảnh cũng trở nên đẹp hơn.
Có 2 kiểu cán láng: cán mờ và cán bóng: Cán mờ sẽ tạo ra bề mặt mịn và mềm còn Cán bóng sẽ cho bề mặt bóng hẳn lên.
Cán láng chỉ là một trang sức sau khi in, không bắt buộc, khách hàng có thể lựa chọn hoặc không là tuỳ.
Xén: Thông thường khi in người ta sẽ để tờ giấy to (phù hợp với khổ máy) để in; Sau khi in xong sẽ sử dụng máy xén để xén thành phẩm.

4.      Đặc điểm cơ bản của công nghệ in offset
Công nghệ in offset có những đặc điểm cơ bản sau:
– Phần tử in và không in hầu như cùng nằm trên một mặt phẳng.
– Do tính chất hóa lý phần tử in bắt mực đẩy nước và phần tử không in bắt nước đẩy mực.

5.      Thành phần chính của máy in offset
Máy in Offset thường được nhập khẩu từ các nước Đức, Mỹ, Nhật…như: Komori, Heidelberg, Sakurai Oliver, Shinohara, Fuji, Hamada, Ryobi, Itoh, Nagai, Sugiyama, Katsuda Friend Hop, Yanagida, Shoei, Horizon, Stahl, Polar, Schneider, Wohlenberg, Uchida, Roland ….
Máy in gồm 3 cụm chính: cụm chuyển giấy trắng, cụm ép in, cụm vận chuyển tờ in ra bàn nhận sản phẩm.
Một đơn vị của thiết bị in gồm 3 bộ phận chính:
– Trục ống mang khuôn (gọi là trục ống bản)
– Trục ống mang tấm cao su ( còn gọi là ống offset)
– Trục ống in, hệ thống lô truyền ẩm và hệ thống lô truyền mực.

Kỹ thuật in offset cho ra đời những sản phẩm có chất lượng cao, hình ảnh sắc nét nên rất thích hợp với việc sản xuất các sản phẩm in trên nền giấy như: sách báo tạp chí, catalogue, tài liệu quảng cáo tiếp thị, các ấn phẩm cần thiết cho doanh nghiệp…Sản phẩm in có thể một màu hoặc nhiều màu với kích thước khác nhau tùy theo yêu cầu của khách hàng. Đó là lý do công nghệ in offset trở thành công nghệ được ưa chuộng nhất hiện nay.

Liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ miễn phí mọi vấn để về in ấn.
Mọi chi tiết xin vui long liên hệ
PHU SY PRINTING COMPANY
Địa chỉ: 103 Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội
ĐT: 04.3562 6622 | 04.6675 9495
Fax: 04.3562 6622
Mobile: 098 333 9900
http://inphusy.vn

may-in-sieu-toc

Bí quyết để có bản in đẹp trên máy in siêu tốc

Máy in siêu tốc ngày càng được sử dụng nhiều bởi những tính năng tiện dụng của nó. Tuy nhiên, bởi tốc độ in của nó quá nhanh nên không phải bản in nào cũng đẹp màu và sắc nét. Vậy làm thế nào để có bản in đẹp trên máy in siêu tốc? Cùng Công ty in Phú Sỹ tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

>>> Phu Sy Printing Company - Professional Flexo Printing
>>> Công ty In Phú Sỹ – In Poster chuyên nghiệp
>>> Phu Sy Printing Company – Professional printing of books, newspapers and magazines

 

may-in-sieu-toc

Máy in siêu tốc

Bí quyết để có bản in đẹp trên máy in siêu tốc

1.      Bản in gốc hoặc file gốc trên máy tính

Để có được bản in đẹp thì việc quan trọng là phải có file gốc chất lượng, chuẩn chỉnh. Hãy lựa chọn những hình ảnh sắc nét khi in hoặc sử dụng các phần mềm làm tăng chất lượng ảnh khi cần thiết để có được những bản in đẹp.

2.      Máy in

Giá cả máy in phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như hãng sản xuất, độ phân giải, kích thước vùng in, card in và nhiều yếu tố khác nữa. Tuy nhiên, khi lựa chọn máy in, để có được bản in đẹp bạn cần lưu ý đến độ phân giải của máy và card in vi tính.
Độ phân giải của máy in : được thể hiện qua khả năng đốt của đầu nhiệt TPH (Temple head). Độ phân giải của một số máy gồm: 300×300 dpi, 300×400 dpi, 300×600 dpi, 400×400 dpi, và 600×600 dpi.
Độ phân gải dpi (dots per inch) là số chấm mực phân bổ trên 1 inch (25,4mm) chiều dài. Ví dụ độ phân giải là 600×600 dpi có nghĩa là trên một ô hình vuông có cạnh là 25,4mm sẽ có 600×600 = 360.000 chấm mực phủ lên bề mặt đó .
Card in vi tính là ngõ giao tiếp giữa máy tính và máy in, qua đó dữ liệu sẽ được truyền trực tiếp từ máy tính qua máy in mà không phải qua một thiết bị trung gian nào cả .

3.       Mực máy in

Mực máy in là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu quyết định chất lượng bản in. Khi lựa chọn mực máy in siêu tốc, bạn cần chú ý những yếu tố sau để có được bản in đẹp nhất:
Khi in ra giấy phải nhanh khô nhưng để trong drum phải thật chậm khô. (không nghẹt lưới).
Độ nhờn và độ bóng phải đúng chuẩn có thể thấm dể dàng qua master – đặc quá mực sẽ không thấm qua master được, loãng quá mực sẽ xuống nhiều và làm nhòe nét in.
Mực phải có độ bám tốt trên bề mặt bóng láng nếu không trục tán không tán mực được gây ra hiện tượng in bị thiếu mực xuống giấy nhưng mực lại tràn ở bên trên.
Tỷ trọng của mực tương đương với tỷ trọng của nước nghĩa là một bình mực 600ml (VT600 , JP12 ..) phải được cân nặng 0,6kg, nếu nhẹ hơn 0,6Kg là hộp mực bị thiếu thể tích.

4.       Master

Master là một khuôn mẫu, là một cửa ngỏ để nội dung in được truyền tải lên giấy, nội dung in được khắc lên trên bản master từ đầu nhiệt (TPH) của máy.
Cấu tạo của master gồm một màng bằng chất sợi mỏng và mịn trên đó được người ta tráng lên một hợp chất keo không bắt sang (thường lớp keo này được nghiên cứu tương ứng với từng loại TPH và đây là bí quyết của từng hảng sản xuất).
Một tờ master tốt là phải có lớp màng mỏng, mịn và dai, được tráng một lớp keo phù hợp với đầu đốt đang dùng. Có trường hợp master được cho là tốt đối với máy này nhưng lại rất xấu với máy kia.
Vì thế cho nên cái chúng ta cần là chọn được loại master phù hợp với máy chứ không phải chọn loại master đắt tiền, điều này chỉ có ý nghĩa tương đối.
Như chúng ta đã biết master có được chụp bản bén cỡ nào đi nữa mà lớp màng mỏng bên dưới không cho mực thấm qua được thì cũng không thể nào cho bản in đẹp được. Vì thế thị trường có khuynh hướng chọn master Nhật để dùng dù có đắt hơn đôi chút (Nguyên liệu làm lớp nền master của Nhật tốt hơn của TQ rất nhiều).

bi-quyet-co-ban-in-dep

Làm thế nào để có thiết kế bản in đẹp

Phải làm gì để có được những thiết kế bản in đẹp và ấn tượng cho khách hàng? Đó là mối quan tâm hàng đầu của các đơn vị in ấn chuyên nghiệp. Với kinh nghiệm lâu năm trên thị trường trong lĩnh vực in ấn, công ty in Phú Sỹ chia sẻ bí quyết để có được thiết kế bản in đẹp trong bài viết dưới đây, mời bạn tham khảo.

>>> Bí quyết để có bản in đẹp trên máy in siêu tốc
>>> Có những phương pháp in ấn nào hiện đại nhất hiện nay?
>>> Tìm hiểu công nghệ in phun

ban-in-bao-bi-dep

Bản in bao bì đẹp

Làm thế nào để có thiết kế bản in đẹp

1. Tham khảo ý kiến của khách hàng

Bản in đẹp hay không thì việc làm hài lòng khách hàng vẫn là quan trọng nhất, vì vậy trước khi bắt đầu thiết kế bản in bạn cần tham khảo ý kiến của khách hàng trước.

2. Tham khảo ý kiến của đơn vị in ấn

Các đơn vị in ấn có rất nhiều kinh nghiệm trong việc thiết kế bản in, đặc biệt họ am hiểu rất rõ về kích thước, định dạng chuẩn của từng loại máy in. Vì vậy khi thiết kế bản in bạn nên tham khảo ý kiến của họ để có những bản in đẹp và chuẩn kích thước nhất, tránh phải chỉnh sửa khi in bị lệch hoặc sai kích thước.

3. Chú ý đến màu sắc bản in

Màu sắc luôn là yếu tố hàng đầu quyết định đến vẻ đẹp của bất kỳ một thứ gì đó, đặc biệt là bản in, bởi màu sắc là thứ đầu tiên để lại ấn tượng cho người xem. Một bản in hoàn hảo cần có những màu sắc đẹp nhất, màu sắc được phối hợp hài hòa và không xung đột với màu sắc của thương hiệu. Màu sắc thiết kế nhãn hiệu phụ thuộc vào một số yếu tố: màu sắc nhận diện thương hiệu; bao bì sản phẩm; màu sắc sản phẩm. Bạn cần chắc chắn rằng những màu sắc bạn chọn cho nhãn hiệu không xung đột một cách tiêu cực để làm giảm bớt sự hấp dẫn của toàn bộ sản phẩm. Không sử dụng màu sắc đối lập, ví dụ như nền đen chữ đỏ, sẽ gây khó chịu cho người đọc. Sử dụng phông nền màu sắc nhẹ nhàng, tránh sử dụng các gam màu nóng, gây chói mắt người đọc. Khi kết hợp các màu sắc với nhau một cách phù hợp bạn sẽ có bản in đẹp nhất.

bi-quyet-co-ban-in-dep

Bản in vỏ hộp đẹp

 

4. Bố cục hình ảnh

Sau khi lựa chọn được các hình ảnh với màu sắc phù hợp cho bản in của bạn, thì việc sắp xếp chúng sao cho hợp lý là điều vô cùng quan trọng. Hãy cố gắng làm sao để bản in của bạn có bố cục rõ ràng nhất, tránh rườm rà, khó hiểu. Ngoài ra, bạn cũng nên phác thảo sẵn một bản thảo thiết kế để tránh gặp phải các lỗi và giúp công việc thiết kế được hoàn chỉnh hơn.

3. Font chữ phù hợp

Với những bản in chứa text, bạn nên lawuj chọn kỹ lương font chữ cho từng đoạn text khác nhau. Hoặc thay vì sử dụng nhiều phông chữ khác nhau cho một đoạn văn, hãy sử dụng chữ in đậm hoặc in nghiêng để nhấn mạnh ý. Tuy nhiên, có một lưu ý dành cho bạn là không nên viết  hoa toàn bộ văn bản trong bản in mà chỉ nên viết hoa tiêu đề hoặc những đoạn text cực kỳ quan trọng. Cỡ chữ bạn nên lựa chọn cỡ chữ vừa phải, không quá to cũng không quá nhỏ, khoảng từ 11-1 là phù hợp. Lưu ý nữa là không nên chọn một trong các font chữ chuẩn của Window như Times New Roman hoặc Arial, và cũng tránh sử dụng quá nhiều phông chữ như Papyrus hoặc Monotype Corsiva.

4. Đồ họa

Một hình ảnh thực sự có thể có giá trị hơn 1,000 từ trên nhãn hiệu sản phẩm và có tác dụng hữu hiệu trong việc chuyển tải nhanh thông điệp và thu hút mạnh mẽ mọi ánh nhìn. Nếu bạn không giỏi đồ họa thì bạn cũng không nên lo lắng vì sự phong phú về hình ảnh minh họa hiện nay sẽ cho bạn hài lòng.

5. Chất liệu

Một bản in đẹp cũng cần phù hợp với chất liệu sản phẩm bởi không phải chất liệu nào cũng đẹp trên cùng một bản in. Các chất liệu sản xuất thường có màu sáng như giấy, PP, PE hoặc trong suốt như nhựa trong hoặc thủy tinh. Chất liệu có khi cho phép bạn nhìn thấu được màu và nội dung sản phẩm. Đôi khi một thiết kế đơn giản chỉ in 1 màu lại thật sự làm nổi bật màu sắc sản phẩm của bạn. Màu trắng của chất liệu cho phép thể hiện thiết kế của bạn một cách linh hoạt và dễ làm nhãn hiệu của bạn nổi bật.

6. Liên hệ in ấn khi đã có bản thiết kế

Sau khi bản thiết kế hoàn thiện, bạn hãy liên hệ với các đơn vị in ấn hàng đầu như Công ty In Phú Sỹ chúng tôi để bản in của bạn được hoàn hảo nhất.
Với hệ thống máy in hiện đại, các nhân viên chuyên nghiệp, chúng tôi cam kết làm hài lòng mọi khách hàng khó tính nhất. Liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn và báo giá miễn phí nhé.

in-phun

Có những phương pháp in ấn nào hiện đại nhất hiện nay?

Bạn có biết bao nhiêu phương pháp in ấn hiện đại nhất được sử dụng phổ biến hiện nay không? Đó là những phương pháp nào và chúng có đặc điểm gì khác nhau hay không?
Cùng Công ty In Phú Sỹ tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

>>> In 3D – Kỹ thuật in hiện đại nhất giúp người khiếm thị có khả năng tiếp cận nghệ thuật
>>> In offset là gì? Quy trình in offset diễn ra như thế nào?
>>> Tìm hiểu công nghệ in phun

Có những phương pháp in ấn nào hiện đại nhất hiện nay?

1.      In ấn là gì?

In là dùng các phương pháp cơ học, hóa học, quang học… để nhân bản một thiết kế (sản phẩm, tài liệu…) thành nhiều bản giống hệt nhau về hình thức và nội dung.

2.      Tìm hiểu lịch sử ngành in

Trải qua nhiều giai đoạn hình thành và phát triển
– Trong quá khứ ở Châu Âu dùng phương pháp khắc trên đá -> bôi mực -> in ra giấy (in thạch bản).
– Ở Châu Á (Trung Quốc, Việt Nam) dùng phương pháp khắc trên gỗ -> bôi mực -> in (in mộc bản).
– Năm 1425 – 1550, Ông Johann Gutenberg (người áo) phát minh ra phương pháp in Typo: Xếp các con chữ rời đúc bằng chì thành một bản in.
– Từ năm 1950 (ở Việt Nam từ sau 1975) -> phương pháp in offset.

3.      Có những phương pháp in ấn nào hiện đại nhất hiện nay

– In offset
may-in-ofset
Kỹ thuật in offset thường được sử dụng để in sách báo, bao bì giấy, thiếc.
Đặc điểm của kỹ thuật in offset: Chất lượng in rất tốt, tốc độ in nhanh (5000 tờ A0/giờ), giá thành thấp (dưới 100đ/tờ A4, 4 màu). Thích hợp với số lượng in lớn. Chi phí ban đầu khá cao (khoảng 3 triệu).
Nguyên tắc của phương pháp in offset:Sử dụng 4 màu CMYK in chồng lên nhau. Các mực in được chuyển thành dạng lưới điểm (trame). Mỗi màu có một độ nghiêng khác nhau để tạo ra sự hòa màu.
Mật độ lưới điểm tùy thuộc vào chất lượng loại giấy sử dụng:
a)      Giấy tốt: (Couchê, Couchê Matte, Bristol): 150 -> 175 chấm/inch (lpi).
b)      Giấy trung bình: (Fort, Duplex): 100 -> 120 (lpi).
c)      Giấy xấu: (giấy báo, Bãi Bằng): 65 -> 85 (lpi)

– In ống đồng

in-ong-dong

Kỹ thuật in ống đồng tường được sử dụng để in các loại bao bì mềm dạng màng. (Bao ny-lông, bao đựng bánh kẹo, mì tôm…).
Đặc điểm của kỹ thuật in ống đồng: Chất lượng in khá, tốc độ in nhanh, giá thành khá cao (vài ngàn đồng/sản phẩm), thích hợp với số lượng in khá lớn. Chi phí ban đầu rất cao (hơn 2 triệu đồng/ 1 màu).
Nguyên tắc chung của kỹ thuật in ống đồng:
+ Ảnh Bitmap được in chồng 4 màu CMYK dạng lưới điểm.
+ Các hình vectơ được in tách rời từng màu.

– In lụa

in-lua

Thường được sư dụng khi có nhu cầu in thủ công (danh thiếp, bao bì, vải, quần áo…).
Đặc điểm của kỹ thuật in lụa: Chất lượng in thấp, tốc độ chậm (200 sản phẩm/giờ/1 màu). Chi phí thấp.

– In flexo

in-flexo

Kỹ thuật in flexo có hai loại: Một loại chuyên in thùng carton nhiều lớp, và 1 loại dùng để in danh thiếp (văn phòng).
Đặc điểm của kỹ thuật in flexo: Chất lượng in khá. Tốc độ chậm (200 sản phẩm/giờ), giá thành khá cao.
Nguyên tắc của kỹ thuật in flexo:
In tách rời từng màu.

– In phun

in-phun

Kỹ thuật in phun được sử dụng khi có nhu cầu in quảng cáo trên các loại giấy, nhựa chuyên dùng (Hiflex).
Đặc điểm của kỹ thuật in phun: Giá thành khá cao (30.000 -> 50.000đ/m2). Thích hợp với in quảng cáo, số lượng in thấp.

Liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ miễn phí mọi vấn để về in ấn.
Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ
PHU SY PRINTING COMPANY
Địa chỉ: 103 Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội
ĐT: 04.3562 6622 | 04.6675 9495
Fax: 04.3562 6622
Mobile: 098 333 9900
http://inphusy.vn

Tìm hiểu công nghệ in phun

Ngoài kỹ thuật in offset đang rất phá triển và được ưa chuộng thì cò có rất nhiều công nghệ in khác được sử dụng, một  trong số đó là kỹ thuật in phun. Vậy in phun là gì? In phun có những đặc điểm gì khác biệt so với cá công nghệ in khác. Cùng Công ty In Phú Sỹ tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

Máy in phun

Tìm hiểu công nghệ in phun
1. In phun là gì?
– Công nghệ in phun là quá trình sử dụng các giọt mực nhỏ thông qua đầu in để tạo điều kiện thuận lợi cho in trực tiếp mà không cần các khuôn in tiếp xúc với bề mặt in. Phần đầu in sẽ di chuyên liên tục trên băng truyền cho đến khi hoàn thành quá trình in ấn hình ảnh.
Ngoài ra, bạn cũng có thể hiểu máy in phun hoạt động theo theo nguyên lý phun mực vào giấy in (theo đúng tên gọi của nó). Mực in được phun qua một lỗ nhỏ theo từng giọt với một tốc độ lớn (khoảng 5000 lần/giây) tạo ra các điểm mực đủ nhỏ để thể hiện bản in sắc nét.
Đa số các máy in phun thường là các máy in màu (có kết hợp in được các bản đen trắng). Để in ra màu sắc cần tối thiểu 3 loại mực. Các màu sắc được thể hiện bằng cách pha trộn ba màu cơ bản với nhau.

Công nghệ in phun

2. Ưu nhược điểm của in phun
Khi sử dụng công nghệ in phun, nhà xuất bản phải sử dụng loại giấy chuyên dụng để tránh bi nhòe mực và thấm mực.
Ưu điểm của in phun:
–          Màu sắc sản phẩm sắc nét, chân thực do được in trực tiếp lên bản in
–          In phun rất phù hợp cho in số lượng nhỏ và yêu cầu không quá gấp về thời gian.
–          Máy in phun cũng rẻ hơn so với các máy in khác
–          Màu sắc in phun chân thực và sắc nét đến từng chi tiết, hình ảnh sống động
Nhược điểm của in phun:
–          Tốc độ máy in không cao
–          Chất lượng bản in chênh lệch rõ rệt
–          Phải chọn loại giấy chuyên dụng để tránh gây thấm mực và nhòe mực, từ đó gây tốn kém chi phí
–          Giá mực in cao hơn các loại mực in thong thường được dùng cho các kỹ thuật in khác
–          Giá thành in phun cao hơn in offset
–          Do in màu trực tiếp trên giấy vì vậy bay màu nhanh hơn so với các hình thức in khác

Liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ miễn phí mọi vấn để về in ấn.
Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ
PHU SY PRINTING COMPANY
Địa chỉ: 103 Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội
ĐT: 04.3562 6622 | 04.6675 9495
Fax: 04.3562 6622
Mobile: 098 333 9900
http://inphusy.vn

Những điều cần chú ý khi sử dụng công nghệ in offset

Công nghệ in offset ngày càng trở nên phổ biến, tuy nhiên để có sản phẩm in offset đẹp mà vẫn đảm bảo tiết kiệm chi phí các nhà in cần chú ý những điều gì? Bài viết dưới đây của Công ty in Phú Sỹ sẽ cho bạn câu trả lời, cùng đọc và tham khảo nhé!

Dàn máy in offset

Những điều cần chú ý khi sử dụng công nghệ in offset
1. Hệ màu sắc trong công nghệ in offset là gì?
Màu trong in Opset là hệ màu CMYK, ta có thể hiểu khái quát rằng tất cả các màu sắc đều có thể pha được từ 4 mầu CMYK này, ví dụ màu đỏ cờ là sự kết hợp từ màu Y (Yellow/vàng) và màu M (Magenta/hồng); Hay màu Xanh Blue (xanh tím) là sự kết hợp của hai màu C (Cyan/xanh nhạt) và M (Magenta/hồng); Rồi còn các màu được kết hợp từ 3 trong 4 màu nói trên hay kết hợp của cả 4 màu với nhiều thông số khác nhau sẽ đạt được nhiều kết quả màu sắc khác nhau.

2. Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng in offset
Tiêu chuẩn quan trọng nhất để đánh giá chất lượng (tờ) in offset đó là tờ in ra phải giống mẫu (hoặc tờ in thử) về màu sắc và các tờ in phải đều màu (không dao động màu) trong toàn bộ sản lượng in.
Trong thực tế khách hàng thường phàn nàn là sản phẩm in ra không giống màu mẫu và các tờ in không đều.

Công nghệ in offset

3. Những yếu tố ảnh hưởng đến màu sắc tờ in offset
Những yếu tố quan trọng nhất trong quá trình in ảnh hưởng đến màu sắc tờ in (và do đó đến chất lượng in) đó là:
• Độ dày lớp mực trên giấy (tỉ lệ với Mật độ tông nguyên DV khi đo bằng Mật độ kế)
• Độ lớn điểm tram và Độ chồng mực (gắn chặt với thứ tự in chồng màu).
Để đánh giá ảnh hưởng của những yếu tố này, bên cạnh việc quan sát bằng mắt, người ta phải sử dụng dụng cụ đo để có sự đáng giá khách quan, loại bỏ ảo giác chủ quan. Dụng cụ thông dụng nhất là Mật độ kế.

4. Chú ý thứ tự in chồng màu
Trong công nghệ in offset, các thợ in phải đặc biệt chú trọng đến thứ tự chồng màu để có thể tạo ra một bản in đúng mẫu. Vì yếu tố này ảnh hưởng trực tiếp đến độ nhận mực, thông thường có sự khác biệt khi in màu đó lên giấy trắng hoặc in lên giấy đã được in màu trước.
Thứ tự in chồng màu ảnh hưởng đến độ nhận mực và do vậy ảnh hưởng đến màu in ra. Có sự khác biệt khi in một màu lên giấy trắng, in màu đó lên một lớp mực in trước đã khổ, hoặc in 2 hay 4 màu in ướt – chồng – ướt. Khi in ướt – chồng – khô (tức là in nhiều màu trên một máy một màu) và ướt – chồng – ướt, độ nhận mực có độ khác biệt ảnh hưởng đến kết quả in, đặt biệc đôi với ướt – chồng – ướt thì độ tách dính (tack) của mực in có vai trò rất quan trọng, nó phài giảm dần từ đơn vị đầu đến đơn vị cuối.
Thứ tự in chồng màu tiêu chuẩn được sử dụng phố biến ở các nước Châu Âu là:
• In 4 màu ướt – chồng – ướt (máy nhiều màu)
Đen – Xanh – Đỏ magenta – Vàng.
• In 2 màu ướt – chồng – ướt và ướt – chồng – khô:
Xanh cyan – Đỏ magenta -> Đen – Vàng
• In 1 màu ướt – chồng – khô:
Xanh cyan -> Đỏ magenta -> Vàng -> Đen.

Ở nước ta hiện nay, điều kiện sản xuất ở các xí nghiệp in cò nhiều khác biệt, đặt biệt là chúng ta sử dụng nhiều loại mực in nhập từ nhiều nước khác nhau đến chưa thể có tiêu chuẩn quốc gia thống nhất. Hậu quả của việc đánh giá chất lượng in phụ thuộc chủ quan của người thợ, mỗi xí nghiệp và việc tranh cãi là tất nhiên, đặc biệt là về ảnh hưởng đến kết quả in của thứ tự in chồng màu.

In 3D – Kỹ thuật in hiện đại nhất giúp người khiếm thị có khả năng tiếp cận nghệ thuật

Giờ đây người khiếm thị đã có thể “ nhìn” thấy những bức tranh nhờ kỹ thuật in 3D do công ty 3Dphotoworks vừa nghĩ ra. Kỹ thuật in này đã nhanh chóng được lan truyền đến nhiều nước trên thế giới với mong muốn tăng sự hòa nhập cộng đồng và giảm bớt  sự tự ti cho người khiếm thị.
Đồng phát triển bởi Hiệp hội người mù Hoa Kỳ, quá trình “in 3D xúc giác” được thực hiện lấy cảm hứng từ công trình nghiên cứu về cơ chế thần kinh mềm dẻo của Tiến sĩ Paul Bach-y-Rita, một nhà thần kinh học tại Đại học Wisconsin-Madison.
Các hình ảnh công nghệ in 3D:


Theo nghiên cứu của Bach-y-Rita, bộ não con người có khả năng xử lý các thông tin xúc giác thu được từ sự tiếp xúc của ngón tay, tương tự như những gì khả năng ‘nhìn thấy’ mang lại. Về cơ bản, điều đó có nghĩa là khi một người khiếm thị sờ vào các bức tranh nghệ thuật được in 3D, hình ảnh của nó sẽ hình thành trong não bộ, giống như một người sáng mắt bình thường có thể làm được. Để nâng cao chất lượng trải nghiệm, một số cảm biến được lắp vào bản in nhằm tự động phát âm thanh, cho người mù biết thứ họ đang sờ vào là gì cũng như các thông tin cơ bản về bức tranh.

Hãng 3Dphotoworks cho biết họ đã phải mất 7 năm ròng để nghiên cứu phát triển quy trình in ‘3D nghệ thuật xúc giác’ (3D Tactile Fine Art), và trải qua 2 năm tiếp theo để thử nghiệm với các tình nguyện viên mù hoặc khiếm thị. Nhà sản xuất nói kỹ thuật của họ có thể tạo ra những tác phẩm nghệ thuật với kích thước lên đến 1,5 x 3 mét. “Mục tiêu của chúng tôi là làm cho các tác phẩm nghệ thuật vĩ đại nhất thế giới cũng như những tấm ảnh tuyệt vời có thể được tiếp cận bởi người mù, khiến chúng xuất hiện ở mọi bảo tàng, mọi trung tâm khoa học và tất cả cơ quan, đầu tiên là ở Mỹ sau đó vượt ra ngoài”, John Olson – đồng sáng lập 3DPhotoWorks cho biết.

Hiện công ty đang phát động một chiến dịch gây quỹ trên Kickstarter với mục tiêu đề ra là 500.000 USD, bắt đầu hồi tháng 9 năm nay. Nếu thành công, số tiền góp được sẽ được dùng cho việc chiêu mộ thêm nhân viên và đẩy mạnh đầu tư vào công nghệ sản xuất.
Nguồn: Kickstarter3DPhotoWorks

en_GBEnglish (UK)